post-image

Đọc Vị Nhà Tuyển Dụng Khi Tham Gia Phỏng Vấn

1. Tổng quan

Chẳng là mình đang tìm môi trường mới, rồi mình có trao đổi với công ty ABC (xin phép giấu tên) về job frontend mà mình muốn ứng tuyển. Mình từ xưa giờ làm cả backend và frontend luôn. Nhưng trong CV thì đọc nghe có vẻ như mình chuyên backend nhiều hơn. Tuy là vậy nhưng frontend mình tự tin là làm tốt và trong CV thì cũng có ghi kinh nghiệm làm frontend, mình từng làm game bằng JS rồi thì xá gì mấy cái trang hiển thị bình thường, responsive, parallax, các kiểu còn đà điểu.

Vậy là trao đổi 1 hồi chị HR bên đó mới nói là sếp ở trên nói là:”Sếp chị nói là cần người có kinh nghiệm lâu năm”

Cho nên CV của mình bị reject.

Tiếp theo chị HR đó nói: “Sau này có job backend thì chị gọi em nha”

Mình mới nói: “Thôi khỏi cần chị, em nghe sếp chị nói vậy có trả lương cao em cũng không dám vào, nếu chị refer cho công ty khác thì em happy apply, còn với công ty chị thì em xin chào không hẹn ngày gặp lại”

Thì câu chuyện mình chỉ có vậy thôi, giờ bắt đầu chia sẻ các điểm mấu chốt cần lưu ý khi muốn chọn công ty để ứng tuyển

Cách lựa chọn công ty để ứng tuyển

  • Tập trung vào kỹ năng cốt lõi của công việc đang ứng tuyển. Nếu ứng tuyển vào vị trí frontend thì hãy tập trung vào nó thay vì thể hiện mình chuyên backend nhưng có làm frontend trong quá trình làm viêc.
  • Ưu tiên apply những công ty đang chạy quảng cáo để tìm ứng viên. Tại vì họ bỏ tiền ra để tìm ứng viên, nên cho dù đạt hay không đạt thì họ vẫn mất tiền. Nên nếu họ thấy ứng viên đáp ứng đủ là offer về. Chứ không phải kiểu gom CV rồi xem ứng viên nào deal lương thấp nhất mà skill ngon nhất mới nhận.
  • Thông qua Head Hunt để tìm công ty thì mình nói thiệt, cứ rải CV thôi, khi HH giới thiệu về công ty ABCXYZ thì việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu công ty đó như thế nào? Công ty có chạy quảng cáo để tìm ứng viên hay không? Nếu không quăng công ty đó vào sọt rác. Vậy làm sao biết có chạy quảng cáo không? Thì các bạn lên các trang tin tuyển dụng nhìn là biết, những bài đăng nào là quảng cáo đều là tin dễ được chú ý tới ví dụ như Itviec nó sẽ ghi là Hot hoặc được tô màu vàng.
  • Nên né những công ty “outsource” mà tuổi >= 3 năm. Mấy công ty loại đó là trùm gom CV và lựa “ứng viên nào deal lương thấp nhất mà skill ngon nhất mới nhận”. Và đặt biệt các công ty này đa số nhờ Headhunt. Thứ 1 là đỡ tốn tiền đăng quảng cáo, thứ 2 CV tự động kéo CV về ào ào, và thứ 3 là khi nào offer cho ứng viên rồi mới trả tiền cho HH. Và tại sao lại như vậy? Đơn giản là tại vì công ty nó chưa thật sự cần người vào để làm, công ty chỉ lựa để backup thôi. Hoặc công ty nó nghe client bên nó sắp ra dự án mới là bắt đầu nó nhờ HH rồi. Và đặt biệt là các dự án từ lúc bắt đầu cho tới lúc triển khai cần ít nhất là 1.5 tháng. Cho nên trong thời gian đó thì thoải mái interview ứng viên.

Tìm công ty để thực tập/tích lũy kinh nghiệm:

  • Đối với các bạn muốn tìm nơi thực tập hoặc học hỏi kinh nghiệm thì nên cẩn thận, đừng thấy công ty lớn mà ham lao đầu vào. Công ty mà học việc tốt nhất là công ty vừa hoặc nhỏ nhưng tuổi > 1 đến 2 năm, thì đa phần toàn Senior, Lead thì họ sẽ không tuyển intern đại trà. Mà họ chỉ tuyển 1 hoặc 2 bạn intern vào để train rồi join vào chính thức sau khi học việc xong. Và lợi thế lớn nhất là bạn sẽ được đào tạo 1 – 1 dưới Lead hoặc Senior. Thì lúc đó tranh thủ học hỏi được rất nhiều từ họ. Trong 1 hoặc 2 năm là kiến thức lập trình của bạn đủ cứng rồi.
  • Còn với mấy công ty lớn thì tuyển 1 đống vào (20 – 30 người gì đó) rồi đào tạo. Mà đào tạo thì không phải 1 với 1 đâu. Quăng tài liệu cho đọc và mỗi tuần 1 hoặc 2 buổi gì đó rồi đào tạo cùng 1 lúc đòi hỏi năng lực tự tìm tòi của các bạn, cũng như thời gian trưởng thành của các bạn sẽ bị chậm hơn.
  • Nếu bạn vẫn muốn vào học việc những công ty này thì vẫn được thôi, nhưng nếu công ty nào mà bắt ký hợp đồng sau khi học việc phải ở lại làm ít nhất 1 năm thì hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
  • Cách nhận biết công ty có chất hay không? Ví dụ bạn apply cắt HTML, CSS, JS bình thường thôi, nhưng vào phỏng vấn mà nó hỏi em biết React không? React với Angular có gì khác biệt. Thì lúc đó bạn chỉ việc nói thẳng với người phỏng vấn bạn là “Em nghĩ em không phù hợp với môi trường mình và em xin kết thúc buổi phỏng vấn tại đây.” Tại sao? Bời vì đây là dấu hiệu nhận biết công ty bào sức nhân viên. Chứ việc gì tuyển cắt HTML với mức lương như thỏa thuận lại còn hỏi React hay Angular?
  • Đối với việc làm bài test. Mấy anh hay có câu: “Ờ em cứ làm đi, không được cũng không sao đâu, nó chỉ chiếm 5% – 10% tới kết quả thôi, nói chung là không quan trọng lắm”. Cho nên nếu công ty ra bài test ngắn ngắn ok thích thì bạn làm, còn không thích thì bạn có thể đứng dậy đi về. Đừng tốn thời gian ngồi code cho đã rồi optimize code, rồi làm cho đã tưởng sao cũng bị reject.

Lần phỏng vấn ấn tượng

Mình còn nhớ ngày xưa mình apply vào công ty Japan, lúc đó cũng có bài test, nghe là thấy không mê được rồi, nhưng mình vẫn làm tại vì đó là người Nhật nên phải chuyên nghiệp chút.

Làm xong rồi họ mới nói (bằng tiếng Anh):

“Tôi ra bài test là để kiểm tra xem bạn có biết code thiệt hay không, chứ không phải test xem trình độ bạn như thế nào, nhìn sản phẩm bạn làm là tôi biết trình bạn như thế nào rồi, tôi gặp mấy trường hợp CV ghi dữ lắm, nhưng test ra nó lại không biết code”

Nghe tới đây tự nhiên thích công ty Japan đó liền các bạn. Vừa phỏng vấn xong, họ hỏi câu cuối là: “Khi nào bạn đi làm được?”

Mình mới nói là: “Ngay bây giờ cũng được”

Ý ở đây là mình nghỉ ở nhà relax 1 thời gian rồi cho nên khi nào đi làm cũng được. Rồi họ nói:

“Ok tôi dắt bạn đi 1 vòng tham quan công ty rồi tuần sau đi làm”

Mình ngớ người 1 lúc rồi mới biết là mình được nhận ngay lúc vừa phỏng vấn xong.

Xong họ dắt qua Phong Vũ ở quận 3 mua cái laptop mới gần 20 triẹu (bất ngờ hết lần này tới lần khác). Lúc đó mình mới hỏi:

“Tôi còn chưa nhận việc mà sao lại đi mua laptop cho tôi?”

Họ nói: “Thì nếu bạn không nhận thì tôi mua cho người khác”

Các bạn thấy đó, chẳng cần làm màu mè hoa lá hẹ, không cần hỏi nhiều. Nội dung buổi phỏng vấn đó chừng 15 phút thôi là xong. Chứ chẳng phải như mấy công ty giờ, làm màu cho cố, rồi phán câu: “Em rất tốt nhưng em không phù hợp với công ty” (nói thẳng ra là em cùi lắm :v)

Kết

Cuộc đời mình trải qua nhiều lần phỏng vấn, và gặp được những anh phỏng vấn khá giỏi và tinh tế. Qua cách họ nhìn ứng viên thôi là họ biết khả năng của ứng viên như thế nào rồi và họ không có hỏi tùm lum và hỏi xoáy đâu. 

Đây là quan điểm cá nhân của mình cũng là kinh nghiệm rút ra từ những lần trải nghiệm thực tế. Cung cấp cho các bạn một góc nhìn của mình để các bạn có cái nhìn nhiều chiều và đánh giá được nơi nào là nơi làm việc phù hợp nhất với bản thân mình. 

Giờ thì mình muốn nghe ý kiến của các bạn về chủ đề này, hãy chia sẻ kinh nghiệm đi phỏng vấn của các bạn tại đây nhé.

Nguồn: codelearn.io

Leave a Reply

Your email address will not be published.