post-image

Làm thế nào để giữ tình yêu với nghề lập trình viên?

1. Tổng quan
  • 20 – 30 tuổi: Độ tuổi vàng của các lập trình viên. Sức trẻ, đam mê, một mức lương hấp dẫn làm thỏa mãn họ.
  • 30 – 40 tuổi: Độ tuổi già dặn hơn. Khi này các lập trình viên thường đã có một vị trí nhất định và không loay hoay tìm định hướng nhiều nữa.
  • Trên 40 tuổi: ?

Làm thế nào để giữ cho mình một ngọn lửa như lúc đầu, theo kinh nghiệm từ một số lập trình viên già dặn thì có một vài lời khuyên như sau:

1.    Không theo trào lưu

Lời khuyên đầu tiên tôi gửi đến các bạn: không quan tâm đến trào lưu. Năm nào cũng đều có ngôn ngữ mới, Framework mới, các thư viện, mô hình, kiến trúc hoặc mô hình mới xuất hiện trên blog như vũ bão. Dân tình phát cuồng lên vì nó. Hội nghị được tổ chức, các đầu sách được viết. Vòng đời hào hứng đi lên rồi xuống. Báo chí sẽ ủng hộ điều đó và khiến bạn cảm thấy tiếc nuối vì lỗi thời.

Đừng lo lắng về trào lưu. Hãy tiếp tục làm việc, tiếp tục học cái đang học, học xong rồi chuyển phần khác. Chỉ quan tâm đến nó nếu bạn thực sự thích thú, hoặc cảm thấy trào lưu này có thể đem lại hiệu quả về lâu dài.

2. Chọn công nghệ thật khôn ngoan.

Trong ngành lập trình, mỗi công nghệ tạo ra môi trường tôi gọi là “ngân hà”. Các “ngân hà” này có cả các vì tinh tú lẫn lỗ đen, có những công nghệ vụt sáng tắt nhanh như sao băng, có công nghệ như những hành tinh không hỗ trợ sự sống, và còn rất nhiều bụi vũ trụ lẫn vật chất tối.

Các “ngân hà” này có thể là .NET, Cocoa, Node.js, PHP, Emacs, SAP… Mỗi một công nghệ này đều có những người giảng dạy, lập trình viên, blogger, phóng viên, hội nghị, các đầu sách, khóa học chuyên sâu, dịch vụ tư vấn và cả những rắc rối khác. Các ngân hà được xây dựng dựa trên giả định là nó có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Nhưng nhận định đó là sai.

Các lập trình viên đến từ những ngân hà khác nhau mang trong mình các tính cách đặc trưng của công nghệ mình xây dựng. Họ gắn bó với lí tưởng, sẵn sàng hào hứng mặc áo đồng phục và truyền bá lại tư tưởng về sự lựa chọn của họ.

Lời khuyên tôi dành cho các bạn: chọn môi trường phù hợp, yêu nhiều hay yêu ít đều được, nhưng hãy đặt ra nhiều sự lựa chọn các môi trường khác và sẵn sàng chuyển môi trường nếu cần thiết.

3. Học về lịch sử ngành phần mềm

Điều này đặt nên vấn đề: Công nghệ ưa thích của bạn được tạo ra thế nào? Bạn có thích C#? Bạn có biết ai tạo ra nó không? Sao dự án .NET được phát triển? Ai là kiến trúc sư trưởng? Điều gì cản trở dự án và tại sao ngôn ngữ này lại như bây giờ?

Áp dụng điều tương tự với bất kì ngôn ngữ lập trình hoặc kiến trúc CPU mà bạn quan tâm hoặc yêu thích: Python, Ruby, Java, ngôn ngữ nào cũng được. Học về nguồn gốc, về cách phát triển. Bất kì cái gì cũng áp dụng như vậy. Tìm tòi và học hỏi làm thế nào những ý tưởng đó được hình thành, mất bao lâu để phát triển và ứng dụng? Bởi một phần mềm tốt phát triền mất 10 năm.

4. Học không ngừng

Học, học gì cũng được. Muốn học Fortran? Học đi. Bạn thấy Erlang thú vị? Tuyệt vời luôn. Cảm thấy COBOL có thể là công nghệ để đời? Quá tuyệt. Muốn học về Lập trình hướng luồng dữ liệu (Functional Reactive Programming)? Thoải mái. Học về thiết kế? Tất nhiên. UX? Học đi còn gì. Làm thơ ca? Sao lại không.

Nhiều kiến thức ngành CNTT đã tồn tại hàng chục năm nay, khiến việc học các ngôn ngữ và framework cũ là cần thiết, kể cả những ngôn ngữ “lạ hoắc”. Học những kiến thức cũ sẽ khiến bạn nhận ra được thực trạng ngày nay của ngành lập trình (có thể yêu hoặc ghét nó), và cái thứ hai, bạn sẽ học cách sử dụng các công cụ một cách hiệu quả, vì bạn đã hiểu được kiến thức nền tảng.

Mẹo 1: học ít nhất mỗi năm một ngôn ngữ mới. Đây không phải ý của tôi, đây là ý tưởng quyển sách The Pragmatic Programmer. Và nó hiệu quả.

Mỗi năm học một ngôn ngữ mới. Đơn giản phải không? Hãy vượt qua bài tập cơ bản “Hello, World” và xây dự ngmột sản phẩm hữu ích. Tôi thường xây dựng một máy tính cầm tay đơn giản với mỗi ngôn ngữ mới. Việc này giúp tôi học cú pháp, quen dần với các API hoặc IDE…

Mẹo 2: Đọc ít nhất sáu quyển sách mỗi năm.

5. Biết giá trị của mình

Có thể bạn đã từng nghe đến huyền thoại “Lập trình viên siêu nhân” phải không? Chà hãy hiểu thế này nhé: nó không phải huyền thoại, nhưng lập trình viên siêu nhân không hoạt động như cách bạn nghĩ.

Từ góc độ nhà tuyển dụng, một “lập trình viên siêu nhân” tạo ra lợi nhuận đáng giá 10 lần thù lao của họ. Điều đó có nghĩa một lập trình viên siêu nhân nhận lương 100 ngàn $ một năm, nhưng anh ta thực sự tạo ra được giá trị đáng giá trên 1 triệu $. Và tất nhiên, họ được thưởng thêm tháng lương thứ 13 vào cuối năm. Tóm gọn, hãy biết giá trị của mình.

Tiến không ngừng, giống như con cá mập bơi liên tục, vì trình độ của bạn là thứ vô cùng đáng giá. Hét mức thu nhập, hét thật lớn vào, viết Blog về nó, để đồng nghiệp biết được giá trị của họ. Các công ty muốn bịt miệng điều đó, vậy nên đồng nghiệp nữ chỉ được trả bằng 70% so với lập trình nam. Đừng ngại! Hãy nói to! Một năm tôi kiếm được 140 ngàn $. Thế còn bạn? Còn bạn thì sao? Chúng ta không ngại khẳng định, thì sự bất công được xóa nhòa đi. Bất kì người nào có đủ trình độ cũng nên hưởng lương bằng tôi, bất kể chủng tộc, giới tính, định kiến ra sao.

6. Hạ thấp cái tôi

Nếu bạn là người da trắng thì bạn sẽ được hưởng những đặc quyền từ khi sinh ra. Thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp để nó trở nên hoàn thiện hơn là trách nhiệm của bạn.

Việc hạ thấp cái tôi cũng là một nghĩa vụ.

Đặt ra quyết định có tính ý thức cho cuộc đời mình, nhận thức được hậu quả những hành động của mình. Không đỏ mặt hay xấu hổ khi đón nhận sự thay đổi. Lắng nghe, nói lời “xin lỗi” khi cần thiết. Không tự cao tự đại, sống ngay thẳng và tự trọng.

Bạn không chỉ trích hoặc chế giễu những lựa chọn công nghệ của đồng nghiệp, vì lựa chọn của mỗi người cần được tôn trọng. Luôn sẵn sàng đón nhận sự thay đổi qua việc học tập. Ngày hôm nay bạn thích Windows, ngày mai bạn có thể thích Android. Và điều đó hoàn toàn OK.

7. Không phức tạp hóa

Bạn hãy nhớ nguyên tắc KISS- Keep It Short and Simple. Luôn là vậy, càng đơn giản thì càng tốt. Nguyên tắc không chỉ áp dụng trên thiết kế giao diện, mà còn ở trong những tầng sâu nhất của mã nguồn chương trình.

*KISS – Keep It Short and Simple (Không phức tạp hóa công việc).

Với 7 lời khuyên trên bạn đã sẵn sàng bước vào thế giới lập trình rộng lớn và đầy thử thách chưa? Một thị trường tuyển dụng việc làm IT lớn đang chờ bạn

Leave a Reply

Your email address will not be published.