post-image

Tự Học Lập Trình Sao Cho Đúng Hướng?

1. Tổng quan

Kiến thức lập trình của mình hầu như đều do mình tự mày mò, tự học. Trong quá trình học, có nhiều khi học lan man, chệch hướng. May mắn thay, nhờ những lời khuyên của tiền bối, thầy cô và bạn bè, mình cũng đã kịp điều chỉnh để không đi lệch quỹ đạo. Và mình đã đến với Codelearn như một cơ duyên trên con đường tự học này.

Ở phần này mình sẽ viết về những lời khuyên, kinh nghiệm “xương máu” của bản thân khi tự học một ngôn ngữ lập trình dành cho các bạn mới bắt đầu.

1. Lên “khung” của quá trình học

Đây là một điều vô cùng quan trọng, khi bạn mới bắt đầu học thì đừng nhảy bổ vào học luôn. Thay vào đó thì hãy tìm hiểu qua 1 chút về môn học, ngôn ngữ, Framework,… mà mình định học. Hãy xác định được những vấn đề sau đây:

  • Ngôn ngữ, Framework đó chuyên về mảng nào?
  • Những kiến thức căn bản cần phải học?
  • Nó được áp dụng trong thực tế như thế nào?
  • Nhưng thứ mình phải làm được sau khi đã học ổn nó.

Hãy ghi ra 1 quyển sổ hoặc 1 công cụ nào đó giúp bạn có thể ghi nhớ. Sau đó thì dành ra khoảng 30 phút – 1 tiếng để lên được 1 kế hoạch học tập hoàn chỉnh. Ok, có thể bạn sẽ nghĩ “cần gì kế hoạch như vậy, mình tự học thì lúc nào học chả được!”. Có thể kế hoạch của bạn chưa hoàn hảo nhưng méo mó có vẫn hơn không, tránh được học những thứ linh tinh không cần thiết.

Hơn nữa, bạn nên lựa chọn một trang web dạy lập trình phù hợp để theo học để:

  • Học một số khóa học cơ bản trên hệ thống có các chương cụ thể rõ ràng. Bạn có thể lên kế hoạch mỗi ngày chinh phục một chương học.
  • Làm một số bài luyện tập từ mức độ dễ đến khó trong phần training. Các bài tập có bài giải mẫu sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất học tập.
  • Thực hành kỹ năng lập trình đó là tham gia các cuộc thi cho newbie. Tất cả bài tập ở cuộc thi này đều rất vừa sức, giúp bạn nhanh nhẹn, tự tin hơn.

2. Tập trung tuyệt đối

Cái này thì là tất nhiên rồi. Học thì phải tập trung chứ đừng để thứ khác thu hút ta. Đây là một số biện pháp giúp tập trung của mình.

  1. Nghiên cứu 1 điều gì đó mới mẻ: Ví dụ như khi mà bạn đang học Java, bạn đã làm quen quá nhiều với Mảng, biến hay các thuật toán cơ bản rồi. Vậy thì hãy chuyển sang học các loại cấu trúc dữ liệu khác như Stack, Queue hoặc các thuật toán nâng cao khác để rèn luyện tư duy. Hãy luôn luôn nâng cao khả năng của mình, điều này giúp bạn có thêm hứng thú khi học, cũng giúp chúng ta tiếp cận với nhiều kiến thức hơn.
  2. Học đúng lúc, đúng chỗ: Đừng dành thời gian để học khi mà bạn không hề muốn học, hoặc là môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn, nhiều thứ gây cho bạn sự mất tập trung. Học như vậy chỉ khiến bạn tốn thời gian thôi chứ cũng không tiếp thu được mấy.
  3. Pomodoro: Cái này thì quá nổi tiếng rồi, nếu bạn chưa biết thì hãy đọc thêm ở 8 bí kíp học online hiệu quả.

3. Luôn luôn thắc mắc

Khi mà bạn tự học thì chắc chắn sẽ có lúc gặp các khó khăn, vướng mắc trong viêc code.

Những lúc đó thì bạn hãy thử tìm giải pháp trên mạng – nơi mà có nhiều người giỏi có thể giúp bạn. Bạn chỉ cần copy đoạn lỗi của bạn hoặc là những điều mà bạn chưa hiểu lên Google, bạn sẽ có những kết quả khả quan vì sẽ có người cũng gặp vấn đề như bạn. 

4. Đôi bạn cùng tiến

Kiến thức luôn vận động, nên không bao giờ được hài lòng với những gì mình đã học. Bạn có thể giỏi một ngôn ngữ không có nghĩa là bạn biết hết các ngôn ngữ còn lại.

Luyện tập có hiệu quả là khi bạn tốn thời gian tư duy mới giải được bài, từ đó nâng cao kỹ năng bản thân chứ không phải cứ làm hết mới là giỏi. Cách này khá hiệu quả, khi hoàn thành bài tập có thể xem bài làm của những người làm tốt nhất, rất tốt cho việc chọn ra thuật toán tốt nhất của bài tập đó, cũng như phân tích được code của mình tốt ở đâu, chưa tốt ở đâu và tại sao lại như vậy.

Bạn cũng nên tham gia cùng bạn bè học tập, thi đấu. Việc này là rất cần thiết, nếu không có bạn bè học cùng dễ gây cảm giác chán nản. Có bạn bè để cùng bàn luận, đua top sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn rất nhiều.

5. Làm những Pet Project

Đây có lẽ là cách lên trình nhanh nhất 🙂 Pet Project ở đây có nghĩa là những dự án nhỏ giúp bạn có thể nâng cao khả năng và sử dụng ngôn ngữ đó trong thực tế. Qua việc làm các dự án này, bạn sẽ có được những thứ sau đây:

  • Kỹ năng sử dụng kiến thức đã học vào thực tế.
  • Tự làm một tựa game với 1 ngôn ngữ
  • Hiểu được Fix Bug trong thực tế là thế nào.
  • Có thứ làm đẹp CV hơn.
  • Cảm giác thích thú khi Release một sản phẩm

Bạn có thể tự nghĩ ra Project, tìm trên mạng, thực tập hoặc nhờ tiền bối hướng dẫn. Có nhiều đề để bạn luyện tập lắm 🙂

Lời kết

Hy vọng các cách của mình có thể giúp bạn tự học tốt hơn và nếu bạn có cách nào nữa thì hãy chia sẻ bên dưới nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình.

Nguồn:codelearn.io

Leave a Reply

Your email address will not be published.